Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

                                THÔNGBÁO                                                                                                 BĐVHX TƯ NGHĨA xin thông báo tới toàn thể bà con nhân dân trên toàn xã biết, Đến ngày 20/3/2014.Điểm BĐVHX có tổ chức hội nghị internet .Thay đổi cuộc sống cho người dân , bà con lên truy cập internet mang  lại nhiều lợi ích giúp bà con áp dụng vào thực tế vậy mong bà con đến đông đủ

TẠI ĐIÊM BĐVHX TƯ NGHĨA CÓ TRANG BỊ 5 MÁY TÍNH TRUY NHẬP INTERNET HỖ TRỢ 50% GIÁ CƯỚC NGƯỜI DÂN ĐẾN SỬ DỤNG.  TÌM HIỂU ĐƯỢC NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH  VÀ ĐA DẠNG TÌM ĐƯỢC CÁCH TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN .VẬY MOMG TẤT CẢ  MỌI NGƯỜI ĐẾN SỬ DỤNG CÓ NHÂN VIÊN HƯỚNG DẪN TẬN TÌNH VÀ CHU ĐÁO

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Muppets Most Wanted - Across The Internet


Muppets Most Wanted - Across The Internet


Mùa hoa từ trái tim người

Cập nhật lúc 11:08, Thứ Ba, 24/12/2013 (GMT+7)
(LĐ online) - Chẳng biết từ lúc nào, nhưng có lẽ đã rất lâu – cây mai anh đào đến rồi nhận vùng đất này là quê hương mình. Thế rồi Đàlạt không còn là cái tên gọi duy nhất của vùng đất này, mà nhiều người mỗi khi nhắc đến loài hoa mai anh đào là nghĩ ngay đến Đà Lạt. Cứ mỗi độ mùa đông vừa đi qua và rất đều đặn như thế – những nụ hoa được chắt chiu, đau đáu quặn mình sau 365 lần đi qua của ngày và đêm lại tách mầm, xé nụ, tô thắm cho vùng đất Cao nguyên một màu tím hồng đáng yêu, đáng nhớ lắm… 
 
Ảnh: MPK
Ảnh: MPK
 
Còn nhớ những ngày đã rất xa – đám con nhà nghèo thường hay leo trèo bẻ cành, hái trái. Khi thì trái ổi, trái mận, trái đào … nhưng cũng nhiều khi là trái mai trong mùa tháng ba, tháng tư. Ngày trước, cây mai anh đào không là tên thường gọi của bậc cao niên, mà thường gọi ngắn gọn là cây mai – nên đám trẻ cũng gọi là trái mai, chứ chẳng bao giờ gọi là trái mai anh đào. Mùa cây mai trổ hết bông, xum xuê cành lá, cơn mưa đầu mùa đổ về thì cũng là lúc những chùm trái nhỏ xíu tượng hình, rồi mấy tháng núp trong tán lá, chợt một ngày lớn bằng đầu ngón tay đứa con nít chín đỏ, treo lủng lẳng như những chiếc đèn lồng gắn trên cây cổ thụ. Chỉ chờ có thế, đám con nhà nghèo trèo cây, hái trái, bỏ vào miệng nhai nhóp nhép cho cái vị đăng đắng, chan chát, chua chua … quyện vào nhau … mà làm nên tiếng ựt đến ngon lành.
 
Chẳng biết cây mai anh đào đến vùng đất đất này lúc nào – nhưng có một điều mà ai cũng biết. Đó là những cụ ông, cụ già – những người về vùng đất này mở đất đã thuộc mấy chục năm về trước vẫn dành một phần đất chật chội của nhà mình để có ít nhất một cây mai anh đào nương náu. Từ vùng đất Xuân Trường, Xuân Thọ, Trại Mát, Trại Hầm cho đến Cao Thắng, Tùng Lâm, Đa Thiện … những gốc mai anh đào đại thụ bây giờ vẫn còn đứng đó, mỗi mùa vẫn cho hoa, cho trái; mỗi mùa vẫn nén đau trút lá để chắt chiu những nụ hoa màu tím hồng và mỗi mùa vẫn báo hiệu mùa xuân đã về cho những lão nông tri điền tất bật chuyện cơm áo mà quên mất thời gian.
 
Cây mai anh đào bây giờ không còn là thứ trái duy nhất để đám con nít đến mùa leo cây hái trái mà cây mai anh đào đã trở thành nỗi nhớ của những đứa trẻ ngày xưa vì cuộc mưu sinh phải trong Nam, ngoài Bắc – mỗi năm một lần về thăm người thân, bạn bè trên vùng đất này. Cây mai anh đào bây giờ đã là tên gọi thứ hai đồng nghĩa, đồng cảm xúc để ai đó mỗi lần nghĩ về Đà Lạt. Vậy nên mới có câu hát : Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa… là thế !
 
Cây mai anh đào bây giờ không còn ẩn mình ở những vùng đất xa thành phố; là chiếc đồng hồ đếm thời gian cho những lão nông nghèo và không chỉ là nỗi nhớ của những người con xa xứ … mà cây mai anh đào bây giờ đã trở thành của chung; là nét chấm phá không thể thiếu trong sắc màu của phượng tím, trong trong chiều hôm lãng đãng vàng của mimôza hay trong cái rực rỡ đến chói chang của chùm hoa giấy đỏ. Lạ thay, rực rỡ đỏ của hoa giấy, lãng đãng vàng của mimoza và rất nhớ, rất thương của phượng tím … nhưng chẳng ai bảo đó là mùa xuân - mà sao chỉ cần một nụ mai anh đào vừa cựa mình xé nụ thì người ta giật mình bảo: Ô hay! Thêm một mùa xuân đã về !
 
Ngày cuối năm. Ngày mùa đông cuộn mình chờ giọt nắng xuân. Ngày nụ hoa anh đào nở thắm – người đời lại rưng rưng nhớ về lão nông Bùi Văn Lời bây giờ đã trở thành người thiên cổ. Nhớ những mùa Festival trước, vẫn thấy ông lão tuổi quá 70 – sáng sáng tinh mơ, sương che kín phố vẫn chăm chút tỉa cành, hái lá, bón phân cho những cây mai mai anh đào khó tính, phải làm duyên, làm dáng cho vùng đất này và trong lòng du khách. Sống với các loài hoa gần hết cả cuộc đời, nhưng có lẽ nhiều người biết đến ông bởi sự cặm cụi nhưng tài hoa, bởi sự chăm chút nhưng phóng đãng của người con xứ Quảng trót thương Đà Lạt, yêu các loài hoa. Vậy mà ngày từ giã cõi đời này – ông chẳng kịp mang theo một cánh hoa anh đào nào. Thêm một mùa hoa mai anh đào nữa lại nở, nhưng … thiếu bóng ông - bởi ông đã là người thiên cổ. Vắng bóng ông, hoa mai anh đào vẫn nở. Để rồi nhớ và thấm thía cái câu ông thường nói vui và rất thật: Hãy xem ta là người góp vui, chứ không bao giờ là người quan trọng nhất trong cuộc đời này!
 
Mùa xuân đang chờ từ ngày hôm qua, chứ chẳng phải sáng nay – bởi trên những nẻo đường, góc phố và cả những đồi núi xa vắng bóng chân người trên vùng đất này – hoa mai anh đào đang âm thầm trút nụ . Mùa xuân đang chờ từ ngày hôm qua chứ đâu phải sáng nay – bởi đã có thêm một mùa hoa từ trái tim người…                               

Ông nông dân làm nông tổng hợp

Cập nhật lúc 17:44, Thứ Tư, 08/01/2014 (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Quân (thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal) là một trong 4 nông dân của huyện Đạ Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì “đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2008 - 2013”. 
 
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình
 
Từ trung tâm huyện Đạ Tẻh, chúng tôi phóng xe máy vượt gần 20km đường rừng đến nhà tìm gặp ông Quân. Đến trung tâm xã Đạ Pal, tiếp tục mất hơn nửa tiếng đồng hồ ngoằn ngoèo qua những quả đồi và vườn cây, chúng tôi mới đến đúng nhà ông nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quân. Nghe chúng tôi than phiền về con đường, ông Quân cười: “Giờ thì dễ đi lắm rồi đấy anh ạ! Mấy năm trước, nếu đi đúng vào mùa mưa thì coi như vô phương!”. Hỏi ra mới biết, ông nông dân ở nơi heo hút này đã có công không nhỏ trong việc mở con đường liên thôn để bà con đi lại được thuận tiện hơn. Chủ tịch UBND xã Đạ Pal - ông Phạm Khắc Luyến, nói: “Hồi trước, con đường từ thôn Xuân Phong khu vực nhà ông Quân ra xã còn khó đi lắm. Thấy cảnh bà con đi lại vất vả, ông Quân đã tự nguyện đứng ra vận động người dân trong thôn cùng làm 300m đường với khoảng 50 công lao động; rồi bản thân ông bỏ ra gần 14 triệu đồng ứng trước tiền để làm đường, nên dần dần con đường mới được như bây giờ”. 
 
Ông Quân kể: “Ngày mới từ quê hương Nam Định vào đây (năm 1993), gia đình tôi coi như chỉ có bàn tay trắng. Đến nơi ở mới, khó khăn là vậy; tuy nhiên, được cái là đất đai rộng rãi, giá cũng không quá cao nên tôi dành dụm mua được một ít để trồng tỉa cây ngắn ngày. Dần dần, tích lũy được đồng nào, tôi đều dồn vào để mua đất. Thiếu thì vay ngân hàng và mượn của anh em, người nhà ở ngoài quê. Giờ thì đã có hơn 5ha rồi. Tôi trồng cũng đủ thứ cây, nhưng chủ yếu là điều, dâu tằm, cà phê... Rồi đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, nuôi gà...”. Thành tích đáng kể nhất của ông Quân là tìm giống dâu mới để về trồng và cung cấp hom cho bà con trong thôn, trong xã. Ngày trước, nhà nông ở Đạ Pal mới trồng dâu nuôi tằm, hầu như nhà nào cũng chỉ sử dụng mấy giống dâu cũ. Qua tìm hiểu, ông Quân đã tự đi tìm các giống dâu mới như VA201, TKB203... về trồng và san sẻ cho bà con trong vùng. Việc làm này của ông Quân đã góp phần giúp xã Đạ Pal cải tạo vùng nguyên liệu dâu. Cùng đó, ông Quân cũng đã mạnh dạn đứng ra tổ chức nuôi tằm giống để cung cấp giống cho bà con trong vùng. Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của huyện, ông Quân còn tự tìm tài liệu kỹ thuật về nuôi tằm giống để đọc và áp dụng vào thực tế. Kết quả là ông nông dân này đã “biến” căn nhà của mình thành nơi cung cấp giống tằm chủ yếu cho bà con nông dân xã Đạ Pal. “Giờ thì gia đình tôi đã có kinh nghiệm nuôi tằm rồi. Tôi nuôi gối đầu, cứ một tuần xuất một đợt. Mỗi đợt xuất từ 30 - 40 hộp để cung cấp cho bà con”.
 
Trung bình mỗi năm, cùng với trên dưới 1.000 hộp tằm giống cung cấp cho bà con (nguồn thu từ đây không hề nhỏ), ông Quân còn cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn cà phê, hơn 1 tấn cá nước ngọt, 3 tấn thịt heo, 700kg gia cầm... Ông Quân không nói con số cụ thể về nguồn thu nhập hằng năm của mình nhưng chắc rằng bản báo cáo thành tích với những con số “tản mác” về trứng giống tằm, cá nước ngọt, gia cầm, thịt heo, cà phê... và cả nhân điều là không nhỏ. 
 
Cập nhật lúc 17:44, Thứ Tư, 08/01/2014 (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Quân (thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal) là một trong 4 nông dân của huyện Đạ Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì “đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2008 - 2013”. 
 
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình
 
Từ trung tâm huyện Đạ Tẻh, chúng tôi phóng xe máy vượt gần 20km đường rừng đến nhà tìm gặp ông Quân. Đến trung tâm xã Đạ Pal, tiếp tục mất hơn nửa tiếng đồng hồ ngoằn ngoèo qua những quả đồi và vườn cây, chúng tôi mới đến đúng nhà ông nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quân. Nghe chúng tôi than phiền về con đường, ông Quân cười: “Giờ thì dễ đi lắm rồi đấy anh ạ! Mấy năm trước, nếu đi đúng vào mùa mưa thì coi như vô phương!”. Hỏi ra mới biết, ông nông dân ở nơi heo hút này đã có công không nhỏ trong việc mở con đường liên thôn để bà con đi lại được thuận tiện hơn. Chủ tịch UBND xã Đạ Pal - ông Phạm Khắc Luyến, nói: “Hồi trước, con đường từ thôn Xuân Phong khu vực nhà ông Quân ra xã còn khó đi lắm. Thấy cảnh bà con đi lại vất vả, ông Quân đã tự nguyện đứng ra vận động người dân trong thôn cùng làm 300m đường với khoảng 50 công lao động; rồi bản thân ông bỏ ra gần 14 triệu đồng ứng trước tiền để làm đường, nên dần dần con đường mới được như bây giờ”. 
 
Ông Quân kể: “Ngày mới từ quê hương Nam Định vào đây (năm 1993), gia đình tôi coi như chỉ có bàn tay trắng. Đến nơi ở mới, khó khăn là vậy; tuy nhiên, được cái là đất đai rộng rãi, giá cũng không quá cao nên tôi dành dụm mua được một ít để trồng tỉa cây ngắn ngày. Dần dần, tích lũy được đồng nào, tôi đều dồn vào để mua đất. Thiếu thì vay ngân hàng và mượn của anh em, người nhà ở ngoài quê. Giờ thì đã có hơn 5ha rồi. Tôi trồng cũng đủ thứ cây, nhưng chủ yếu là điều, dâu tằm, cà phê... Rồi đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, nuôi gà...”. Thành tích đáng kể nhất của ông Quân là tìm giống dâu mới để về trồng và cung cấp hom cho bà con trong thôn, trong xã. Ngày trước, nhà nông ở Đạ Pal mới trồng dâu nuôi tằm, hầu như nhà nào cũng chỉ sử dụng mấy giống dâu cũ. Qua tìm hiểu, ông Quân đã tự đi tìm các giống dâu mới như VA201, TKB203... về trồng và san sẻ cho bà con trong vùng. Việc làm này của ông Quân đã góp phần giúp xã Đạ Pal cải tạo vùng nguyên liệu dâu. Cùng đó, ông Quân cũng đã mạnh dạn đứng ra tổ chức nuôi tằm giống để cung cấp giống cho bà con trong vùng. Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của huyện, ông Quân còn tự tìm tài liệu kỹ thuật về nuôi tằm giống để đọc và áp dụng vào thực tế. Kết quả là ông nông dân này đã “biến” căn nhà của mình thành nơi cung cấp giống tằm chủ yếu cho bà con nông dân xã Đạ Pal. “Giờ thì gia đình tôi đã có kinh nghiệm nuôi tằm rồi. Tôi nuôi gối đầu, cứ một tuần xuất một đợt. Mỗi đợt xuất từ 30 - 40 hộp để cung cấp cho bà con”.
 
Trung bình mỗi năm, cùng với trên dưới 1.000 hộp tằm giống cung cấp cho bà con (nguồn thu từ đây không hề nhỏ), ông Quân còn cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn cà phê, hơn 1 tấn cá nước ngọt, 3 tấn thịt heo, 700kg gia cầm... Ông Quân không nói con số cụ thể về nguồn thu nhập hằng năm của mình nhưng chắc rằng bản báo cáo thành tích với những con số “tản mác” về trứng giống tằm, cá nước ngọt, gia cầm, thịt heo, cà phê... và cả nhân điều là không nhỏ. 

Lỡ đâm lao đành phải theo lao

Sáng 7/1, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 2 xét xử vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, ngụ Q.Bình Thạnh, nguyên Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank) cùng 22 đồng bọn. Tại tòa, kẻ cầm đầu “đại án” lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng đã cúi đầu nhận tội.
Tại tòa, Huyền Như khai: “Lỗi cũng tại bị cáo muốn kiếm thêm nên mới huy động vốn. Khi mới vay, bị cáo kí giấy vay tiền, khi nào trả hết nợ lẫn lãi thì xé tờ giấy vay. Sau khi quen dần, không cần kí giấy nữa, bị cáo chỉ gọi điện thoại thôi. Lúc đầu, bị cáo chỉ huy động ít thôi. Nhưng về sau lãi mẹ đẻ lãi con...".

Bị cáo Huyền Như tại phiên tòa sáng 7/1
Trả lời câu hỏi: "Bị cáo vay tiền của những ai, vay như thế nào?” của HĐXX, Huyền Như khai: Năm 2007, bị cáo bắt đầu kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Thấy mọi người kinh doanh có lãi nên bị cáo mới gom góp hết tiền để tham gia chứng khoán và bất động sản.
Sau một thời gian đầu tư, thấy có lãi, Như đã huy động vốn thêm để tiếp tục kinh doanh. Lúc đầu, Như vay của Nguyễn Thiên Lý (SN 1975, buôn bán) 100.000 USD và khoảng 3 tỉ đồng với lãi suất 0,4%/ngày. Sau đó, số tiền vay nhiều hơn, có những khoản Như phải trả Lý từ 3% đến 3,7%/ngày. Ngoài ra, Như còn vay của Hùng Mỹ Phương (SN 1974, môi giới chứng khoán), Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Cty TNHH Dung Vân) với lãi suất 0,4%/ngày. Nguyễn Thị Lành (SN 1962, nguyên Phó Giám đốc Cty CP Đầu tư Phương Đông) cho Như vay với lãi suất 0,6%/ngày, về sau giảm còn 0,4%/ngày.
Đầu năm 2010, thông qua đối tượng Trần Hoàng Trung (nhân viên chứng khoán), biết được Cty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương đang có nguồn tiền lớn. Lúc này, cũng do bức bách từ việc vay 200 tỉ đồng đầu tư vào bất động sản khắp nơi, bị “vỡ nợ”, chủ nợ truy đòi nên Huyền Như bắt đầu hành vi phạm tội.
Huyền Như đến gặp Phạm Anh Tuấn (Tổng GĐ Cty Thái Bình Dương) huy động gửi tiền vào VietinBank, Chi nhánh TP. HCM nhưng Huyền Như soạn hợp đồng, giả chữ ký của bà Nguyễn Thị Minh Hương (Phó GĐ), đóng dấu của VietinBank Chi nhánh TP. HCM để ký hợp đồng huy động 1.500 tỉ đồng của Cty Thái Bình Dương để trả vốn, lãi cho các chủ nợ trước khiến tổng nợ tăng theo cấp số nhân.
Huyền Như khai: Nợ càng lúc càng nhiều. Cứ mỗi buổi sáng đi làm là bị cáo lại bị nhắn tin, điện thoại đe dọa, đòi nợ khiến bị cáo cứ rơi vào vòng luẩn quẩn, vòng xoáy tiền bạc và ngày càng sai nặng hơn.
“Bị cáo bị các chủ nợ truy đòi, dọa sẽ lên ngân hàng làm lớn chuyện. Bị cáo làm ở cơ quan Nhà nước nên rất sợ. Các chủ nợ còn dọa sẽ cho người đập vỡ mặt nếu không sớm thanh toán tiền”, Huyền Như khai.

"Lãi suất thường là 0,4-1%/ngày. Bị cáo nghĩ sẽ kiếm thêm được tiền nhưng không ngờ bất động sản đóng băng, không có tiền trả lãi vay. Một số cá nhân cho bị cáo vay nói rằng sau 10 ngày kể từ ngày mượn không trả được tiền lãi thì bị phạt 1,2%/ngày. Có những khoản bị cáo phải trả từ 3-5%/ngày. Bị cáo không chủ động chấp nhận lãi suất này mà vì chủ nợ buộc bị cáo”, Như khai.
“Tại sao phải huy động nguồn tiền lớn như vậy?”, chủ tọa hỏi. “Bị cáo vay lúc này không phải để kinh doanh nữa mà thật ra là để lấy tiền của người sau trả cho người trước. Bị cáo có bán bớt bất động sản của mình với giá thua lỗ hơn 50% để thanh toán nợ nhưng không thấm vào đâu so với số tiền lãi ngày càng phát sinh”      nguồn                    .http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/25/25/119884/Lo-dam-lao-danh-phai-theo-lao.aspx