Cập nhật lúc 17:44, Thứ Tư, 08/01/2014 (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Quân (thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal) là một trong 4 nông dân của huyện Đạ Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì “đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2008 - 2013”.
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình |
Từ trung tâm huyện Đạ Tẻh, chúng tôi phóng xe máy vượt gần 20km đường rừng đến nhà tìm gặp ông Quân. Đến trung tâm xã Đạ Pal, tiếp tục mất hơn nửa tiếng đồng hồ ngoằn ngoèo qua những quả đồi và vườn cây, chúng tôi mới đến đúng nhà ông nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quân. Nghe chúng tôi than phiền về con đường, ông Quân cười: “Giờ thì dễ đi lắm rồi đấy anh ạ! Mấy năm trước, nếu đi đúng vào mùa mưa thì coi như vô phương!”. Hỏi ra mới biết, ông nông dân ở nơi heo hút này đã có công không nhỏ trong việc mở con đường liên thôn để bà con đi lại được thuận tiện hơn. Chủ tịch UBND xã Đạ Pal - ông Phạm Khắc Luyến, nói: “Hồi trước, con đường từ thôn Xuân Phong khu vực nhà ông Quân ra xã còn khó đi lắm. Thấy cảnh bà con đi lại vất vả, ông Quân đã tự nguyện đứng ra vận động người dân trong thôn cùng làm 300m đường với khoảng 50 công lao động; rồi bản thân ông bỏ ra gần 14 triệu đồng ứng trước tiền để làm đường, nên dần dần con đường mới được như bây giờ”.
Ông Quân kể: “Ngày mới từ quê hương Nam Định vào đây (năm 1993), gia đình tôi coi như chỉ có bàn tay trắng. Đến nơi ở mới, khó khăn là vậy; tuy nhiên, được cái là đất đai rộng rãi, giá cũng không quá cao nên tôi dành dụm mua được một ít để trồng tỉa cây ngắn ngày. Dần dần, tích lũy được đồng nào, tôi đều dồn vào để mua đất. Thiếu thì vay ngân hàng và mượn của anh em, người nhà ở ngoài quê. Giờ thì đã có hơn 5ha rồi. Tôi trồng cũng đủ thứ cây, nhưng chủ yếu là điều, dâu tằm, cà phê... Rồi đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, nuôi gà...”. Thành tích đáng kể nhất của ông Quân là tìm giống dâu mới để về trồng và cung cấp hom cho bà con trong thôn, trong xã. Ngày trước, nhà nông ở Đạ Pal mới trồng dâu nuôi tằm, hầu như nhà nào cũng chỉ sử dụng mấy giống dâu cũ. Qua tìm hiểu, ông Quân đã tự đi tìm các giống dâu mới như VA201, TKB203... về trồng và san sẻ cho bà con trong vùng. Việc làm này của ông Quân đã góp phần giúp xã Đạ Pal cải tạo vùng nguyên liệu dâu. Cùng đó, ông Quân cũng đã mạnh dạn đứng ra tổ chức nuôi tằm giống để cung cấp giống cho bà con trong vùng. Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của huyện, ông Quân còn tự tìm tài liệu kỹ thuật về nuôi tằm giống để đọc và áp dụng vào thực tế. Kết quả là ông nông dân này đã “biến” căn nhà của mình thành nơi cung cấp giống tằm chủ yếu cho bà con nông dân xã Đạ Pal. “Giờ thì gia đình tôi đã có kinh nghiệm nuôi tằm rồi. Tôi nuôi gối đầu, cứ một tuần xuất một đợt. Mỗi đợt xuất từ 30 - 40 hộp để cung cấp cho bà con”.
Trung bình mỗi năm, cùng với trên dưới 1.000 hộp tằm giống cung cấp cho bà con (nguồn thu từ đây không hề nhỏ), ông Quân còn cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn cà phê, hơn 1 tấn cá nước ngọt, 3 tấn thịt heo, 700kg gia cầm... Ông Quân không nói con số cụ thể về nguồn thu nhập hằng năm của mình nhưng chắc rằng bản báo cáo thành tích với những con số “tản mác” về trứng giống tằm, cá nước ngọt, gia cầm, thịt heo, cà phê... và cả nhân điều là không nhỏ.
Cập nhật lúc 17:44, Thứ Tư, 08/01/2014 (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Quân (thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal) là một trong 4 nông dân của huyện Đạ Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì “đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2008 - 2013”.
Nông dân Nguyễn Văn Quân đang chăm sóc tằm giống tại khu chăn nuôi gia đình |
Từ trung tâm huyện Đạ Tẻh, chúng tôi phóng xe máy vượt gần 20km đường rừng đến nhà tìm gặp ông Quân. Đến trung tâm xã Đạ Pal, tiếp tục mất hơn nửa tiếng đồng hồ ngoằn ngoèo qua những quả đồi và vườn cây, chúng tôi mới đến đúng nhà ông nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quân. Nghe chúng tôi than phiền về con đường, ông Quân cười: “Giờ thì dễ đi lắm rồi đấy anh ạ! Mấy năm trước, nếu đi đúng vào mùa mưa thì coi như vô phương!”. Hỏi ra mới biết, ông nông dân ở nơi heo hút này đã có công không nhỏ trong việc mở con đường liên thôn để bà con đi lại được thuận tiện hơn. Chủ tịch UBND xã Đạ Pal - ông Phạm Khắc Luyến, nói: “Hồi trước, con đường từ thôn Xuân Phong khu vực nhà ông Quân ra xã còn khó đi lắm. Thấy cảnh bà con đi lại vất vả, ông Quân đã tự nguyện đứng ra vận động người dân trong thôn cùng làm 300m đường với khoảng 50 công lao động; rồi bản thân ông bỏ ra gần 14 triệu đồng ứng trước tiền để làm đường, nên dần dần con đường mới được như bây giờ”.
Ông Quân kể: “Ngày mới từ quê hương Nam Định vào đây (năm 1993), gia đình tôi coi như chỉ có bàn tay trắng. Đến nơi ở mới, khó khăn là vậy; tuy nhiên, được cái là đất đai rộng rãi, giá cũng không quá cao nên tôi dành dụm mua được một ít để trồng tỉa cây ngắn ngày. Dần dần, tích lũy được đồng nào, tôi đều dồn vào để mua đất. Thiếu thì vay ngân hàng và mượn của anh em, người nhà ở ngoài quê. Giờ thì đã có hơn 5ha rồi. Tôi trồng cũng đủ thứ cây, nhưng chủ yếu là điều, dâu tằm, cà phê... Rồi đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, nuôi gà...”. Thành tích đáng kể nhất của ông Quân là tìm giống dâu mới để về trồng và cung cấp hom cho bà con trong thôn, trong xã. Ngày trước, nhà nông ở Đạ Pal mới trồng dâu nuôi tằm, hầu như nhà nào cũng chỉ sử dụng mấy giống dâu cũ. Qua tìm hiểu, ông Quân đã tự đi tìm các giống dâu mới như VA201, TKB203... về trồng và san sẻ cho bà con trong vùng. Việc làm này của ông Quân đã góp phần giúp xã Đạ Pal cải tạo vùng nguyên liệu dâu. Cùng đó, ông Quân cũng đã mạnh dạn đứng ra tổ chức nuôi tằm giống để cung cấp giống cho bà con trong vùng. Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của huyện, ông Quân còn tự tìm tài liệu kỹ thuật về nuôi tằm giống để đọc và áp dụng vào thực tế. Kết quả là ông nông dân này đã “biến” căn nhà của mình thành nơi cung cấp giống tằm chủ yếu cho bà con nông dân xã Đạ Pal. “Giờ thì gia đình tôi đã có kinh nghiệm nuôi tằm rồi. Tôi nuôi gối đầu, cứ một tuần xuất một đợt. Mỗi đợt xuất từ 30 - 40 hộp để cung cấp cho bà con”.
Trung bình mỗi năm, cùng với trên dưới 1.000 hộp tằm giống cung cấp cho bà con (nguồn thu từ đây không hề nhỏ), ông Quân còn cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn cà phê, hơn 1 tấn cá nước ngọt, 3 tấn thịt heo, 700kg gia cầm... Ông Quân không nói con số cụ thể về nguồn thu nhập hằng năm của mình nhưng chắc rằng bản báo cáo thành tích với những con số “tản mác” về trứng giống tằm, cá nước ngọt, gia cầm, thịt heo, cà phê... và cả nhân điều là không nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét